Đào tạo chuyên ngành kỹ thuật đo và gia công thông minh đáp ứng nhu cầu xã hội

Lượt xem: 2754

Sáng ngày 04/04/2024 tại Phòng hội thảo – HA8, 218 Lĩnh Nam – Hoàng Mai – Hà Nội. Khoa Cơ khí đã tổ chức thành công hội thảo “ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐO VÀ GIA CÔNG THÔNG MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Tới dự buổi hội thảo, về phía khách mời có:

1. ThS. Chu Việt Cường, KS. Hoàng Đạt Nam –Trung tâm hỗ trợ phát triển Công Nghiệp, cục Công Nghiệp.

2. KS. Nguyễn Minh Tú – nhân viên dịch vụ, Chị Trần Phương Thảo, Bùi Lan Anh – Nhân viên bán hàng của Công ty TNHH ACCRETECH Việt Nam.

Về phía khoa Cơ khí có:

1. Nguyễn Thành Huân – Phó trưởng khoa, phụ trách khoa Cơ khí

2. TS. Phạm Vũ Dũng – Phó trưởng Trưởng khoa Cơ khí

Đại diện phòng Khoa học Công nghệ:

ThS. Nguyễn Thị Thu Hường – Chuyên viên phòng Khoa học-Công nghệ

Cùng các Khách mời, các nhà Khoa học, Giảng viên khoa Cơ khí và sự góp mặt của hơn 100 em sinh viên tham dự.

Mở đầu buổi Hội thảo khoa học, TS. Nguyễn Thành Huân phát biểu và khai mạc hội thảo. Hội thảo “ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ĐO VÀ GIA CÔNG THÔNG MINH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI” được tổ chức nhằm mục đích tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà nghiên cứu và người làm trong lĩnh vực kỹ thuật đo và gia công thông minh gặp gỡ, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển và áp dụng công nghệ vào thực tiễn.

Hội thảo nhấn mạnh vào việc đáp ứng nhu cầu của xã hội thông qua việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực này vào các lĩnh vực khác nhau như sản xuất, y tế, nông nghiệp, và dịch vụ.

Ứng dụng của kỹ thuật đo và gia công thông minh rất đa dạng và có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực. Các ứng dụng tiêu biểu bao gồm:

1. Sản xuất công nghiệp: Tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và tăng năng suất thông qua việc áp dụng các phương pháp đo và gia công thông minh.

2. Y tế: Áp dụng kỹ thuật đo để chẩn đoán bệnh, theo dõi sức khỏe và phát triển các thiết bị y tế thông minh như thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân.

3. Nông nghiệp: Sử dụng các công nghệ đo lường để tăng cường sản xuất nông nghiệp thông minh, theo dõi và quản lý tài nguyên tự nhiên.

4. Dịch vụ: Cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua việc áp dụng kỹ thuật đo và gia công để tối ưu hóa quy trình và cung cấp dịch vụ.

Phương pháp được sử dụng trong hội thảo bao gồm các buổi thảo luận chuyên đề, các bài thuyết trình từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, các workshop thực hành để thử nghiệm và áp dụng các công nghệ mới, cũng như các phiên trò chuyện và giao lưu để tạo cơ hội giao lưu và hợp tác giữa các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Đồng thời, hội thảo cũng cung cấp không gian cho các nhà tài trợ và doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của mình đến cộng đồng chuyên ngành.

TS. Nguyễn Thành Huân phát biểu khai mạc hội thảo

Tiếp theo chương trình hội thảo là các báo cáo chuyên đề, thảo luận giữa các nhà Khoa học, các Thầy cô và các em sinh. Sau đây là một số hình ảnh của buổi hội thảo:

Th.S. Dương Hải Nam báo cáo chuyên đề 1: Nhu cầu về nguồn nhân lực chuyên ngành Kỹ thuật đo và gia công thông minh trong nền CN 4.0

TS. Trương Minh Đức báo cáo Chuyên đề 2: Giới thiệu về chuyên ngành đào tạo đo và gia công thông minh

KS. Hoàng Đạt Nam báo cáo Chuyên đề 4: Các thiết bị đo và gia công hiện đại phục vụ cho nền công nghiệp 4.0 hiện nay tại trung tâm IDC công nghiệp

Chị Trần Phương Thảo, Bùi Lan Anh giới thiệu về Công ty TNHH ACCRETECH Việt Nam

Anh Nguyễn Minh Tú – kỹ sư dịch vụ Công ty TNHH ACCRETECH Việt Nam báo cáo Chuyên đề 5: Công nghệ phát hiện độ đảo dao trên máy gia công

ThS. Lê Huỳnh Đức báo cáo Chuyên đề 6: Trang thiết bị phục vụ đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật đo và gia công thông minh đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay

Ảnh chụp lưu niệm hội thảo

Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp và kết thúc vào lúc 11h30.         

Khoa Cơ khí

Tin tức liên quan