Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học thực hành trong bối cảnh dịch Covid-19”

Lượt xem: 772

Sứ mạng trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp là cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng vì vậy các học phần thực hành chiếm khoảng 70% thời lượng học của sinh viên. Điều này giúp cho sinh viên sau khi ra trường dễ dàng bắt tay ngay vào công việc của doanh nghiệp, giảm thiểu thời gian làm quen với các thiết bị máy móc. Tuy nhiên, trong đợt dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sinh viên nghỉ học ở nhà. Các học phần thực hành chuyển qua học online là một thách thức rất lớn đối với công tác đào tạo. Làm sao để người học có thể thực hành khi không trực tiếp tiếp xúc với thiết bị thật? Làm thế nào để không gián đoạn việc học để các em không quên kiến thức, quên các kỹ năng tay nghề đã có? Trước tình hình đó, khoa Điện đã triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy và học thực hành trực tiếp sang trực tuyến các học phần thực hành của khoa Điện trong bối cảnh xã hội hiện nay sao cho vẫn đảm bảo nội dung chương trình học, sinh viên đạt các CĐR học phần. Từ đó, vẫn có thể đạt mục tiêu đào tạo theo định hướng ứng dụng.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, 8h30’ ngày 30/03/2022, Khoa Điện đã tổ chức hội thảo Đổi mới phương pháp giảng dạy và học thực hành trong bối cảnh dịch Covid-19”

Tham dự hội thảo về phía Khoa Điện có: PGS.TS. Võ Thu Hà – Trưởng khoa Điện – Chủ trì hội thảo; ThS. Trần Ngọc Sơn – Phó Trưởng khoa Điện cùng toàn thể các giảng viên khoa Điện và gần 300 sinh viên tham dự.

Đại diện phòng Khoa học – Công nghệ có: Ths. Trần Thị Hà đến tham dự.

Hội thảo vinh dự có được sự tham gia của các doanh nghiệp, khách mời: Công ty Kỹ Nghệ Thăng Long, Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Thành Hưng, Công ty Điện Mặt Trời Solar Daisun , Trường Đại học Dệt may Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức nhằm đưa đến cho giảng viên phương pháp giảng dạy học, sinh viên phương pháp học các học phần thực hành trực tuyến. Từ đó, người học có thể học tập chủ động để đạt được các mục tiêu của môn học.

Nội dung trọng tâm hội thảo đưa ra các phương pháp giảng dạy thực hành trực tuyến và trực tiếp trong một học phần thực hành Năng lượng mới và tái tạo được áp dụng đào tạo hệ Thạc sỹ ngành Kỹ thuật Điện, Đại Học ngành CNKT Điện, Điện Tử. Từ đó đưa cách học cho các sinh viên và giảng viên khoa Điện để nâng cao chất lượng dạy và học các học phần thực hành trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo

ThS. Trần Đức Chuyển báo cáo chuyên đề “Tổng quan tiềm năng và triển vọng phát triển các nguồn lượng mới và tái tạo tại Việt Nam”

Ths. Roãn Văn Hóa báo cáo chuyên đề “Phương pháp điều khiển nâng cao trong lĩnh vực năng lượng gió và năng lượng mặt trời áp dụng cho trong đào tạo hệ thạc sỹ ngành Kỹ thuật Điện tại khoa Điện”

TS. Nguyễn Công Chính – Trường ĐH Dệt may HN báo cáo chuyên đề “Một số vấn đề cần quan tâm khi kết nối nguồn điện năng lượng mặt trời với hệ thống phân phối điện”

Ông Phạm Đình Liêm – Công ty Kỹ Nghệ Thăng Long trình bày chuyên đề: “Đổi mới phương pháp giảng dạy sử dụng phần mềm Automation Studio để giảng dạy học phần Năng lượng mới và tái tạo trong đào tạo hệ thạc sỹ ngành Kỹ thuật Điện tại khoa Điện”

Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Công Ty Cổ Phần Tự Động Hóa Thành Hưng trình bày chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học thực hành trên mô hình năng lượng gió và năng lượng mặt trời trong đào tạo hệ thạc sỹ ngành Kỹ thuật Điện tại khoa Điện.”

Ông Vũ Xuân Bá – Công ty Điện Mặt Trời Solar Daisun trình bày chuyên đề: “Các tiềm năng điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam trong xu hướng hiện đại và những kiến thức về năng lượng tái tạo sinh viên cần trang bị kiến thức thực hành để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp”

Bài viết: Khoa Điện

Tin tức liên quan