Khoa Cơ khí

Lượt xem: 13493

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Khoa Cơ khí, tiền thân là Khoa Cơ điện, là một trong những đơn vị đầu tiên của trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp. Sau các giai đoạn nâng cấp và đổi tên, đến năm 2004, Khoa Cơ khí được chính thức thành lập sau khi Khoa Cơ điện tách thành hai khoa là Cơ khí và Điện điện tử. Trải qua hơn 68 năm phấn đấu và trưởng thành với nhiều mô hình tổ chức và hoạt động thay đổi phù hợp với từng giai đoạn, đến nay Khoa Cơ khí có một đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất rất đáng tự hào, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Tính đến 5/2024, Khoa Cơ khí đang tiến hành đào tạo 01 ngành Thạc sĩ Kỹ thuật cơ khí,  03 ngành đại học là Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (mã ngành 7510201), Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (mã ngành 7510203) và Công nghệ kỹ thuật Ô tô (mã ngành 7510205). Quy mô sinh viên hiện nay của khoa Cơ khí đạt trên 2100 sinh viên.

2. Những thành tích đã đạt được:

Tập thể Khoa đã được tặng nhiều Bằng khen của Bộ Công Thương; Cờ thi đua đơn vị có thành tích xuất sắc của Công đoàn viên chức Việt Nam; Bằng khen của Uỷ ban nhân dân quận Hai Bà Trưng; có nhiều cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ Công Thương và nhiều năm được công nhận là Tổ Lao động xuất sắc. Ngoài ra, có nhiều cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua Bộ Công thương, nhận Bằng khen của Bộ Công Thương và liên đoàn lao động quận Hai Bà Trưng.

3. Cơ cấu tổ chức:

Về cơ cấu tổ chức, Khoa Cơ khí hiện có 01 Chi bộ phụ trách các công tác về Đảng, 01 Ban chủ nhiệm khoa phụ trách các hoạt động quản lý và chuyên môn. Hỗ trợ Ban chủ nhiệm khoa về mặt chuyên môn có 04 Bộ môn: “Bộ môn Công nghệ chế tạo máy”, “Bộ môn Máy và cơ sở thiết kế máy”, “Bộ môn Cơ điện tử”, “Bộ môn Ô tô”. Ngoài ra, Khoa Cơ khí cũng có Tổ công đoàn và Liên chi đoàn Thanh niên gắn liền với hoạt động NCKH của Câu lạc bộ, phụ trách các hoạt động phong trào, thi đua học tập của đoàn viên sinh viên.

Trong quá trình hoạt động luôn tuân theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Khoa, Bộ môn thực hiện, Tổ công đoàn động viên giám sát. Sinh hoạt Chi bộ Đảng, Công đoàn đều đặn, đóng góp hiệu quả vào các hoạt động chuyên môn.  

Cơ cấu tổ chức của Khoa Cơ khí được thể hiện theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Khoa Cơ khí

Danh sách lãnh đạo Chi bộ, Khoa, Bộ môn của khoa Cơ khí

Tập thể Giảng viên Khoa Cơ khí

4. Chức năng, nhiệm vụ:

– Chức năng: Khoa Cơ khí có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Thạc sĩ kỹ thuật Cơ khí và Đại học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật Ô tô theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng thời là cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh thuộc chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí, Cơ điện tử, Ô tô.

– Nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo theo kế hoạch chung của Trường, bao gồm: Xây dựng chương trình đào tạo của ngành, chuyên ngành được trường giao nhiệm vụ; tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo giữa các môn học của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo; tổ chức phát triển chương trình đào tạo, xây dựng các đề án, biên soạn tài liệu, giáo trình theo định hướng phát triển của nhà trường; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động. Việc phát triển chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa;

+ Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, ngành nghề đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo;

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho giảng viên, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và người lao động khác thuộc khoa;

+ Quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất, các trang thiết bị, phòng thực hành – thí nghiệm được Nhà trường đầu tư và Doanh nghiệp tài trợ như: xưởng thực hành CNC cơ bản/nâng cao, xưởng hàn TIG/MIG/MAG, xưởng cắt gọt, xưởng nguội, phòng thực hành CAD/CAM/CAE; Phòng thực hành Công nghệ đo, phòng thiết kế cơ khí; phòng trang bị cơ khí cơ bản…

5. Quy mô và năng lực hoạt động:

– Quy mô:

Về nhân sự là cán bộ giảng dạy: Khoa Cơ khí hiện có tổng số 40 cán bộ giảng dạy. Trong đó có: 01 PGS, 13 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh; 19 thạc sỹ; và 03 kỹ sư. Ngoài ra còn có 01 PGS và 2 Ths là giảng viên toàn thời gian, có rất nhiều các Thầy, Cô là PGS, TS có kinh nghiệm tại các trường Đại học, các Viện nghiên cứu đang làm giáo viên thỉnh giảng tại khoa. 

Về người học: Tính đến 5/2024, khoa Cơ khí đang tiến hành đào tạo 01 ngành Thạc sĩ Kỹ thuật Cơ khí, 03 ngành Đại học là Công nghệ kỹ thuật Cơ khí (mã ngành 7510201), Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử (mã ngành 7510203) và Công nghệ kỹ thuật Ô tô (mã ngành 7510205). Quy mô sinh viên hiện nay của khoa Cơ khí đạt gần hơn 2100 sinh viên.

– Năng lực chuyên môn:

+ Về công tác đào tạo: Thạc sĩ kỹ thuật Cơ khí, Kỹ sư đại học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Cơ điện tử, Ô tô.

+ Về công tác nghiên cứu khoa học: Nhà trường ký quyết định thành lập nhóm nghiên cứu trọng điểm ngành Cơ khí và liên ngành Cơ điện tử – Tự động hóa giai đoạn 2023-2027, Thực hiện các đề tài NCKH, dự án các cấp (cấp Nhà nước, cấp Bộ, Sở, cấp Trường, cấp Khoa). Nhiều đề tài NCKH thực hiện đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá xuất sắc, có sản phẩm được triển khai ứng dụng trong thực tế. Khoa Cơ khí cũng đã hợp tác với rất nhiều cơ sở đào tạo (trường đại học, viện nghiên cứu) có uy tín trong nước như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Công nghiệp HN, HV Kỹ thuật quân sự, Đại học GTVT, ĐH Thủy Lợi… để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tham gia hướng dẫn-đánh giá-nghiệm thu các đề tài, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ.

+ Về khai thác thiết bị và sản xuất: Thực hiện liên kết với một số các doanh nghiệp sản xuất để đẩy mạnh công tác hướng dẫn thực hành thực tập cho sinh viên, nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng thực hành, đồng thời đưa các sản phẩm thực tế về gia công chế tạo tại xưởng cơ khí nhằm khai thác tối đa hiệu quả các trang thiết bị hiện đại có tại xưởng. Đến nay, khoa Cơ khí đã hình thành được mạng lưới liên kết với hàng chục doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu uy tín ở khu vực miền Bắc, hình thành được đội ngũ giảng viên có trình độ thiết kế, chế tạo máy cơ khí tiếp cận được với thị trường thực tiễn thông qua hàng chục dự án hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

6. Định hướng phát triển:

Hướng tới mục tiêu phát triển công tác đào tạo cán bộ, nhân lực kỹ thuật có trình độ, chất lượng cao phù hợp với xu thế của thực tiễn xã hội, Khoa Cơ khí tập trung vào các mục tiêu đổi mới trọng tâm có tính định hướng dài hạn, bao gồm:

– Đổi mới và hoàn thiện phương thức quản lý, kiểm tra đánh giá các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhằm xây dựng một môi trường làm việc khoa học, cởi mở cho các cán bộ, giảng viên trong khoa.

– Bổ sung và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý vừa có tâm, vừa có tầm đáp ứng được các đòi hỏi khắt khe trong đào tạo, nghiên cứu của giai đoạn mới.

– Định hướng xây dựng cơ sở vật chất bao gồm các xưởng thực hành, các phòng thí nghiệm liên ngành đa dạng, phù hợp với mục tiêu giảng dạy kết hợp sản xuất thực tế.

– Tăng cường hợp tác, trao đổi quốc tế trong các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ, đào tạo kỹ năng chuyên sâu, tổ chức hội thảo và nghiên cứu khoa học.

– Định hướng xây dựng mô hình hợp tác sản xuất, đào tạo dịch vụ theo nhu cầu xã hội trên cơ sở các trang thiết bị, nhà xưởng hiện đại sẵn có.  

7. Địa chỉ liên hệ:

– Cơ sở Hà Nội:  Phòng 105 HA11 nhà 9 tầng, ngõ 218 Lĩnh Nam, TP. Hà Nội

– Cơ sở Nam Định: Phòng 610 nhà NA2, số 353 Trần Hưng Đạo, TP. Nam Định

– Website: https://khoacokhi.uneti.edu.vn/

– fanpage: https://facebook.com/khoacokhiuneti/

– Email: [email protected]

Các xưởng thực tại Mỹ Xá – Nam Định quản lý theo mô hình 5S

Xưởng thực hành máy công cụ vạn năng

Xưởng thực hành máy công cụ CNC

Phòng thực hành CAD/CAM

Phòng thực hành cơ khí cơ bản

Xưởng thực hành máy công cụ tại Lĩnh Nam, Hà Nội

Phòng thực hành Robot- Cơ điện tử tại Lĩnh Nam, Hà Nội

Phòng thực hành MPS –  Cơ điện tử tại Lĩnh Nam, Hà Nội

Phòng thực hành Cảm biến- Thủy lực khí nén – Cơ điện tử tại Lĩnh Nam, Hà Nội

Tin tức liên quan