Khoa Công nghệ thực phẩm

Lượt xem: 7619

1. Quá trình hình thành và phát triển:

Khoa Công nghệ thực phẩm tiền thân là khoa Hóa Công nghiệp, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, đào tạo hai ngành chính là Hóa nhuộm và Công nghệ thực phẩm. Năm 2007, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I nâng cấp thành Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp. Trong cơ cấu mới của Nhà trường, khoa Hóa Công nghiệp chuyển thành khoa Công nghệ thực phẩm. Với tinh thần nỗ lực phấn đấu, không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn, khoa Công nghệ thực phẩm đã có những bước tiến dài trong công tác đào tạo. Từ đào tạo hệ cao đẳng, theo tiến trình phát triển của Nhà trường, khoa đã đào tạo hệ Đại học vào năm 2007 và mở đào tạo Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm năm 2018. Trong quá trình hoạt động, tập thể sư phạm khoa Công nghệ thực phẩm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cung cấp cho xã hội một lực lượng lớn kỹ sư, cử nhân công nghệ thực phẩm đang làm việc, cống hiến trên mọi miền Tổ quốc. Với sự nỗ lực phấn đấu, tập thể khoa đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý.

2. Những thành tích đã đạt được:

– Bằng khen Bộ Công thương năm 2006, 2009, 2011, 2014, 2017

  Bằng khen Bộ giáo dục và Đào tạo: năm 2011

  Nhiều bằng khen về các hoạt động: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công…

3. Cơ cấu tổ chức

Khoa Công nghệ thực phẩm gồm 19 giảng viên, trong đó 01 Phó giáo sư; 06 Tiến sỹ, 02 giảng viên cao cấp; 03 giảng viên chính; 06 nghiên cứu sinh.

– Lãnh đạo đơn vị:

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Email

Điện thoại

1 TS. Đặng Thị Thanh Quyên Trưởng khoa [email protected]
2 TS Vũ Phương Lan Phó trưởng khoa [email protected]
3 PGS.TS.GVCC Hồ Tuấn Anh Phó trưởng khoa [email protected]

Trợ lý khoaThS.GVC.NCS Đỗ Thị Minh Hạnh

Email: [email protected]Điện thoại: 0936026455

– Các bộ môn:

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Bộ môn

Số điện thoại

1

TS Vũ Phương Lan Trưởng bộ môn Quá trinh thiết bị và công nghệ chế biến

2

Th.S Nguyễn Thị Hiền Phó bộ môn Quá trinh thiết bị và công nghệ chế biến

3

TS Đặng Thị Thanh Quyên Trưởng bộ môn Sinh hoá và quản lý chất lượng thực phẩm

4

TS Nguyễn Thị Mai Hương Phó bộ môn Sinh hoá và quản lý chất lượng thực phẩm

– Chi bộ Đảng, đoàn thể:

Stt

Họ và tên

Chức vụ

Ghi chú

1

TS Vũ Phương Lan

Bí thư chi bộ

 

2

Th.S Phạm Thị Thu

Tổ trưởng công đoàn cơ sở NĐ

 

3

Th.S GVC Đỗ Thị Minh Hạnh

Tổ trưởng công đoàn cơ sở HN

 

4. Chức năng nhiệm vụ

 – Chức năng:

Tổ chức giảng dạy các lớp học, các khóa, các hệ đào tạo Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng ngành Công nghệ thực phẩm; 

Xây dựng và quản lý chương trình đào tạo; chuẩn đầu ra các hệ đào tạo của ngành;

Tổ chức và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ; 

Biên soạn giáo trình, tài liệu học tập phục vụ giảng dạy chuyên ngành công nghệ thực phẩm và một số ngành thuộc khối kỹ thuật;

Khai thác sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

– Nhiệm vụ và quyền hạn:

Đề xuất xây dựng, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, nhân sự trong khoa; 

Đăng ký nhiệm vụ, đề xuất đào tạo các bậc trình độ, mở ngành, chuyên ngành đào tạo;

Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành, một số hệ; tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường;

Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên; xây dựng, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;

Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất sinh doanh và đời sống xã hội; 

Quản lý công chức, viên chức và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng;

Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ;

Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu học tập môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy-học; thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học; 

Tổ chức đánh giá cán bộ quản lý và giảng viên trong khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy trình của trường.

5. Quy mô và năng lực hoạt dộng

Về công tác đào tạo: Đào tạo nhiều cấp trình độ Thạc sĩ, Kỹ sư, Cử nhân Công nghệ thực phẩm. Cung cấp nguồn nhân lực có đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, kinh doanh… thực phẩm, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển của đất nước.

Về công tác khoa học công nghệ: Chủ trì và tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học các cấp: cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp sở ngành và cấp cơ sở về lĩnh vực chế biến, bảo quản thực phẩm, nông, thủy, hải sản… Chủ trì và tham gia các hoạt động liên kết trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các tổ chức trong nước, khu vực và Quốc tế.

Về quan hệ hợp tác đào tạo: Hợp tác với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ sở đào tạo, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực công nghệ thực phẩm để phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả trong công tác đào tạo và khoa học công nghệ.

6. Định hướng phát triển

Về công tác đào tạo: Khoa Công nghệ thực phẩm hiện đang đào tạo các bậc: Cao học, Đại học và Cao đẳng ngành Công nghệ Thực phẩm. Với đà phát triển lớn mạnh và sự nỗ lực vượt bậc của tập thể giảng viên, trong tương lai gần định hướng tiếp tục mở bậc đào tạo Tiến sỹ ngành Công nghệ thực phẩm và ngành Công nghệ sinh học trình độ Đại học.

Về công tác khoa học công nghệ: Phối hợp và triển khai với các tổ chức khoa học công nghệ, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ tổ chức các hoạt động khoa học công nghệ như: hội thảo, workshop, seminar, triển khai nghiên cứu, chuyển giao công nghệ… Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học của trường, khoa, gắn nghiên cứu khoa học với hoạt động đào tạo trình độ đại học và cao học. Mở rộng hoạt động hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp thực phẩm trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ.

7. Địa chỉ liên hệ

Cơ sở Hà Nội: Phòng 806 nhà HA10- số 218 Lĩnh Nam, Hà Nội

Cơ sở Nam Định: Tầng 1 khu Văn phòng, 353 Trần Hưng Đạo, Nam Định

– Website: khoacntp.uneti.edu.vn

 Email: [email protected] 

 

 

 

 

Tin tức liên quan