Khoa Công nghệ thực phẩm tổ chức Hội thảo “ Ứng dụng kỹ thuật phân tích hiện đại trong nghiên cứu khoa học ngành Công nghệ thực phẩm”

Lượt xem: 1606

Phân tích chất lượng thực phẩm là hoạt động quan trọng không chỉ cung cấp thông tin về thành phần, tính chất, kết cấu, hương vị, hạn sử dụng, độ an toàn, khả năng chế biến, cấu trúc vi mô… mà còn đóng vai trò quan trọng trong quản lý và đảm bảo chất lượng thực phẩm, đồng thời hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học. Để nâng cao độ tin cậy của các phép phân tích thì các phòng thí nghiệm liên tục được hiện đại hóa, được bổ sung các thiết bị có trình độ công nghệ mới.

Cập nhật tiến bộ khoa học, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong đánh giá chất lượng thực phẩm, phát triển sản phẩm và nghiên cứu khoa học luôn có tính cấp thiết trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm.

Để công tác đào tạo đáp ứng nhu cầu thiết thực của xã hội, đồng bộ với sự phát triển của khoa học và công nghệ, Khoa CNTP tổ chức hội thảo: “Ứng dụng kỹ thuật phân tích hiện đại trong nghiên cứu khoa học ngành Công nghệ thực phẩm”.

Hội thảo diễn ra từ 07h30 tới 11h30 tại Phòng hội thảo 201 nhà HA11, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, cơ sở 218 Lĩnh Nam, Hà Nội.

Đường link tham gia trực tuyến: http://meet.google.com/aoa-xsui-ujs

Hội thảo đã vinh dự được đón tiếp các nhà khoa học đến từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam, các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp liên quan đến phân tích chất lượng thực phẩm:

Về phía khách mời, Hội thảo có sự tham gia của:

– PGS.TS. Từ Bình Minh – Bộ môn Hóa học phân tích – Khoa Hóa học – Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (PGS.TS Từ Bình Minh là một trong số 10 nhà khoa học Việt Nam trong danh sách xếp hạng của website “Research.com” nhờ thành tích xuất sắc trong công bố khoa học);

– TS. Bạch Thị Mai Hoa – Viện Công nghệ sinh học – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

– TS. Lê Văn Huỳnh – Nguyên là chuyên viên Phòng Khoa học và Công nghệ, Trường ĐHKTKTCN, hiện đang công tác tại Khoa Y Dược, Trường Đại học Đại Nam;

– TS. Cao Ngọc Phú – Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc;

– TS. Vũ Thị Nguyệt – Giảng viên Khoa Lý luận Chính trị và Pháp luật;

– Bà Trần Thị Mỹ Dung – Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty TNHH Eurofins Sắc ký Hải Đăng

– Bà Lê Thị Thuỷ – Quản lý Phòng thí nghiệm Hoá, Chi nhánh Hà Nội – Công ty TNHH Eurofins Sắc ký Hải Đăng

Về phía Nhà trường, Hội thảo đã có sự tham gia của:

– ThS. Nguyễn Thị Thu Hường, chuyên viên Phòng KH&CN, tham gia trực tuyến;

– TS. Đặng Thị Thanh Quyên – Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm,

– PGS.TS. Hồ Tuấn Anh – Phó trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm;

Cùng tập thể các giảng viên, các học viên và các sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm.

Mở đầu Hội thảo, TS. Đặng Thị Thanh Quyên – Trưởng Khoa Công nghệ thực phẩm đã có bài phát biểu khai mạc, nêu rõ mục đích của Hội thảo, đồng thời nhấn mạnh sự đóng góp và vai trò của các nhà khoa học tại các trường, viện nghiên cứu, các chuyên gia đến từ các doanh nghiệp đối với sự phát triển của khoa Công nghệ thực phẩm và Nhà trường.

TS. Đặng Thị Thanh Quyên – Trưởng Khoa Công nghệ Thực phẩm khai mạc Hội thảo

Hội thảo đã được nghe các nhà khoa học chia sẻ nhiều thông tin khoa học liên quan đến các kỹ thuật phân tích hiện đại trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm: Các phương pháp phân hóa lý dựa trên cấu trúc nguyên tử và khoa học về phổ điện từ, phương pháp xử lý mẫu, kỹ thuật phân tích kim loại nặng Ar, Se theo cách kết hợp HPLC-ICP-MS và các kết quả thu được từ những dạng tồn tại vô cơ, hữu cơ của các kim loại nặng; phân tích chất béo bằng các phương pháp sắc ký; các phương pháp chuẩn bị mẫu trong kỹ thuật tách DNA để định danh vi sinh vật bằng kỹ thuật sinh học phân tử; kỹ thuật phân tích hiện đại trong nghiên cứu khoa học ngành công nghệ thực phẩm như UHPLC; các thông tin mới nhất liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại để đánh giá chất lượng thực phẩm phục vụ cho công tác xuất khẩu vào một số thị trường Nhật, EU, Trung Quốc. Các diễn giả cũng chia sẻ những thách thức và kinh nghiệm trong việc sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại trong nghiên cứu khoa học như khả năng tiếp cận, mức chi phí, độ chính xác, khả năng tự động hóa;

Sau đây là một số hình ảnh từ buổi Hội thảo:

TS. Bạch Thị Mai Hoa – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trình bày báo cáo “Phương pháp chuẩn bị mẫu thực phẩm trong kiểm nghiệm vi sinh vật gây bệnh và có lợi bằng phương pháp sinh học phân tử”

TS. Cao Ngọc Phú – Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc với chuyên đề “Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography – HPLC) và sắc ký lỏng siêu hiệu năng cao (Ultra – HPLC)”

PGS.TS. Từ Bình Minh – Khoa Hóa học, Trường ĐH KH Tự nhiên, ĐHQG HN báo cáo chuyên đề: “Phân tích dạng hoá học của As và Se trong các đối tượng môi trường và thực phẩm bằng kĩ thuật ghép nối HPLC-ICP-MS”.

TS. Lê Văn Huỳnh, Khoa Y Dược, Trường Đại học Đại Nam, báo cáo về “Phân tích thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử và quang phổ phát xạ nguyên tử”

TS. Vũ Phương Lan báo cáo chuyên đề “Ứng dụng kỹ thuật sắc ký trong phân tích chất béo”

Bà Trần Thị Mỹ Dung – Giám đốc Công ty TNHH Eurofins Sắc ký Hải Đăng chia sẻ về “Các tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho thực phẩm nhập khẩu vào các thị trường quốc tế”

Các nhà khoa học, các khách mời chụp ảnh kỷ niệm với tập thể giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm

Giảng viên, khách mời và sinh viên tại hội thảo khoa học “Ứng dụng kỹ thuật phân tích hiện đại trong nghiên cứu khoa học ngành Công nghệ thực phẩm”

Khoa Công nghệ thực phẩm

Tin tức liên quan