Khoa Thương mại
1.Thông tin chung
– Tên tiếng Việt: Khoa Thương mại
– Tên tiếng anh: Faculty of Commerce
– Ngành đào tạo: Kinh doanh Thương mại,
Các chuyên ngành:
+ Kinh doanh Thương mại
+ Thương mại điện tử
+ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
– Trình độ đào tạo: Cử nhân
– Loại hình đào tạo: Chính quy
2. Lịch sử hình thành phát triển
Khoa Thương Mại tiền thân là Ban kinh tế của trường Kỹ thuật Công nghiệp nhẹ được thành lập từ năm 1986. Sau các giai đoạn nâng cấp và đổi tên. Khoa Thương mại được thành lập theo Quyết định số 348/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 31 tháng 5 năm 2022 của trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
3. Cơ cấu tổ chức
– Lãnh đạo Khoa:
Trưởng Khoa: TS. Nguyễn Thị Chi
Email: [email protected]
– Bí thư chi bộ: Đồng chí TS. Nguyễn Thị Chi
– Tổ công đoàn: Ths. Trần Thọ Khải
– Liên chi đoàn Khoa Thương Mại:
Bí thư liên chi đoàn: Ths. Trần Ngọc Tú
Phó bí thư liên chi đoàn: Ths. Nguyễn Văn Hưng
4. Chức năng, nhiệm vụ:
Chức năng:
Khoa Thương Mại là đơn vị trực thuộc trường có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện các nội dung công tác: Quản lý chuyên môn về đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập; quản lý đội ngũ giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của ngành Kinh doanh Thương mại đã được phân công.
Nhiệm vụ:
– Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên có chuyên môn sâu về các chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Phát triển chương trình đào tạo, nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
– Xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo kế hoạch chung của nhà trường;
– Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các hoạt động khoa học và công nghệ đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên Khoa Thương mại; chủ động khai thác các Dự án hợp tác về đào tạo; phối hợp với các tổ chức khoa học – công nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
– Tổ chức công tác biên soạn giáo trình giảng dạy chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; không ngừng nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng đào tạo;
– Quản lý và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị được nhà trường giao; đề xuất kế hoạch bổ sung, mua sắm, bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ dạy- học, thực hành, thực tập chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng;
– Phối hợp với các phòng chức năng thu thập thông tin về việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp để được tư vấn giúp việc cho Hiệu trưởng hoạch định chính sách về tuyển sinh và đào tạo; phối hợp các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức các buổi Hội thảo khoa học, các buổi sinh hoạt chuyên môn, thành lập các câu lạc bộ chuyên ngành, tổ chức cho sinh viên các hoạt động thực tập, kiến tập, trải nghiệm thực tế nhằm mục đích gắn giảng dạy với thực tiễn, tạo cơ hội cho người học mở rộng kiến thức trong học tập cũng như ngoài xã hội;
5. Năng lực chuyên môn
Tập thể giảng viên cơ hữu của khoa Thương Mại có chuyên môn vững vàng, 100% giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ; có kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết với nghề, thi đua học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đoàn kết tương trợ nhau và cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó khoa có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các Phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học có chuyên môn sâu về chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng
– Về công tác đào tạo: Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại được thiết kế đảm bảo người học được cung cấp thông tin, kiến thức, được rèn luyện phương pháp tư duy cũng như các kỹ năng tác nghiệp, các kỹ năng mềm thông qua các học phần mang tính liên ngành và chuyên sâu của chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Sinh viên của khoa Thương mại được tiếp cận chương trình đào tạo hiện đại, gắn liền giữa lý luận và thực tiễn; Được trang bị các kỹ năng chuyên ngành hoàn toàn do các chuyên gia giảng dạy, do đó, có khả năng và tự tin đảm nhiệm ngay công việc chuyên môn sau khi tốt nghiệp; Được chú trọng phát triển những kỹ năng mềm cũng như phát huy những điểm mạnh của bản thân, thích nghi nhanh và hội nhập với mọi môi trường công tác. 100% sinh viên được Khoa giới thiệu địa điểm học việc, thực tập cuối khóa và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã tìm được cho mình những vị trí công tác phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và có khả năng thăng tiến cao trong công việc.
– Về công tác nghiên cứu khoa học: Với phương châm đào tạo phải gắn liền với nghiên cứu khoa học, công tác nghiên cứu khoa học luôn được hoàn thành xuất sắc với mục tiêu tìm tòi, khám phá, phát hiện và cập nhật những tri thức mới. Hàng năm, Khoa chủ trì và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học; các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế; tổ chức nhiều Hội thảo khoa học cấp cơ sở và tham gia các hội thảo cấp Quốc gia. Kết quả nghiên cứu khoa học của giảng viên có tính ứng dụng cao trong thực tiễn.
– Về quan hệ hợp tác đào tạo: Khoa Thương mại đã và đang tạo lập nhiều mối quan hệ hợp tác với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, các Tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng đào tạo, là cầu nối cho sinh viên có điều kiện giao lưu học hỏi, thực tập tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng.
Lễ ký kết hợp tác đào tạo và tuyển dụng nhân lực
– Về công tác đảm bảo chất lượng: Năm học 2021 – 2022 CTĐT ngành KDTM đã hoàn thành việc thẩm định và đang chờ được cấp giấy công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo qui định của bộ Giáo dục & Đào tạo.
Kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại
6. Định hướng phát triển
Trong thời kỳ hội nhập, đứng trước những triển vọng to lớn nhưng cũng đầy khó khăn và thách thức, tập thể giảng viên khoa Thương mại sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống đã đạt được, nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện phẩm chất đạo đức tác phong Nhà giáo, quyết tâm xây dựng Khoa Thương mại thành một tập thể vững mạnh, giỏi về chuyên môn, vững vàng về bản lĩnh chính trị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp, hướng tới mục tiêu:
– Phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo thực hành hàng đầu của Việt Nam về lĩnh vực chuyên ngành Kinh doanh Thương mại, Thương mại điện tử, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng;
– Mở rộng quan hệ hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước; trao đổi giảng viên với các trường đại học trên thế giới;
– Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tạo cơ hội việc làm và thực tập tay nghề cho sinh viên;
– Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ Kinh doanh Thương mại theo định hướng ứng dụng, chương trình đào tạo liên kết với các trường Đại học nước ngoài, chương trình tiên tiến chất lượng cao.
7. Liên hệ
– Cơ sở Nam Định: Số 353 Trần Hưng Đạo – TP. Nam Định.
– Cơ sở Hà Nội: Phòng 307 – HA11 – Số 218 Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội.
Email: [email protected]
Website: http://khoatm.uneti.edu.vn