Nhu cầu nhân lực Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông và Công nghệ Kỹ thuật máy tính
Ngành Điện tử – viễn thông là ngành gồm hai lĩnh vực chính:
1. Lĩnh vực điện tử với việc thiết kế các mạch điện tử, vi mạch, linh kiện điện tử và áp dụng chúng để phát triển các hệ thống điện tử sử dụng trong mọi mặt của đời sống, từ các hệ thống điện tử trong công nghiệp, hàng không, y tế cũng như hệ thống dân dụng.
2. Lĩnh vực viễn thông chuyên phát triển các hệ thống truyền thông bao gồm các hệ thống thu và phát để truyền thông tin qua một khoảng cách lớn, trong các môi trường truyền dẫn khác nhau. Các hệ thống truyền thông điển hình là điện thoại, mạng internet, hệ thống thông tin vệ tinh, các mạng cảm biến, hệ thống kết nối các thực thể vật lý trong internet vạn vật…
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành Điện tử -Viễn thông được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Nhu cầu về trao đổi thông tin trong xã hội tri thức ngày càng trở nên quan trọng, tất cả mọi công việc đều phải giải quyết dựa trên cơ sở các quá trình trao đổi thông tin nhiều chiều, nhiều nguồn, từ hình thức trao đổi qua giọng nói (điện thoại), cho đến trao đổi dữ liệu, âm thanh và hình ảnh (video conference). Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng không ngừng tăng cao. Bằng việc sử dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến theo nhiều phương thức khác nhau, ngành Điện tử – Viễn thông đã làm thay mọi mặt của cuộc sống, hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, mỗi quốc gia.
Ngành công nghệ kỹ thuật máy tính là ngành học kết hợp kiến thức chuyên môn của cả hai lĩnh vực điện tử – truyền thông và công nghệ thông tin. Ngành này liên quan đến lĩnh vực thiết kế mạch số, vi xử lý, lập trình điều khiển thiết bị, vì vậy tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực phần cứng và ngôn ngữ lập trình bậc thấp. Các kỹ sư theo học ngành này được đào tạo chuyên sâu về một trong hai lĩnh vực:
1. Lập trình hệ thống nhúng – Embedded System: Hệ nhúng là một hệ thống được hình thành dựa trên các công nghệ của sự tối ưu các kỹ thuật và công nghệ thiết kế, chế tạo máy tính. Chuyên ngành Lập trình hệ thống nhúng tập trung đào tạo các kỹ sư am hiểu về hệ nhúng, từ đó có thể xây dựng các hệ nhúng mới và làm chủ các công nghệ của các hệ nhúng đang thịnh hành trên thị trường hiện nay như: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, điều hoà, máy giặt, robot,…
2. Quản trị hệ thống máy tính: Chuyên sâu về quản trị hệ thống máy tính: Bảo mật an toàn, an ninh dữ liệu cho máy tính nhằm chống lại sự xâm hại của virus và các hacker, thiết kế, cài đặt và vận hành máy tính và hệ thống mạng máy tính cũng như các dây chuyền sản xuất tự động dựa trên các công nghệ của máy tính.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Trong cuộc cách mạng này, ngành Điện tử – Viễn thông cũng như Kỹ thuật máy tính đóng vai trò quan trọng. Các yếu tố của thế giới số trong cách mạng công nghiệp 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo (AI): Là ngành khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. Dữ liệu lớn (Big Data) và Khoa học dữ liệu (Data Science): bao gồm các công nghệ xử lí tập dữ liệu lớn và phức tạp mà các ứng dụng truyền thông không xử lí được. Internet vạn vật (IOT): mạng internet được sử dụng như một mạng toàn cầu kết nối các thiết bị công nghệ, trở thành một công cụ đóng vai trò tạo thành các dịch vụ, ứng dụng tiên tiến. Các yếu tố trên đều dựa trên nền tảng công nghệ của ngành Điện tử – Viễn thông và Kỹ thuật máy tính. Đây là hai ngành kỹ thuật mũi nhọn cho phép tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối, trao đổi, thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn thông tin khổng lồ của thế giới số và tạo ra các giá trị mới trong chuỗi sản xuất, phân phối sản phẩm.
Điện tử – Viễn thông có xu hướng tập trung vào cơ sở hạ tầng truyền thông cũng như các thiết bị phần cứng còn Kỹ thuật máy tính tập trung vào phần mềm và ứng dụng, hai ngành này hiện nay có xu hướng hội tụ và không còn ranh giới rõ rệt”.
Nguồn lực lao động liên quan đến Điện tử viễn thông và kỹ thuật máy tính hiện nay đang rất khan hiếm. Số lượng hợp đồng và nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam là những nguyên nhân khiến thị trường nhân lực 2 ngành trọng điểm trên, vốn đã thiếu về số lượng, yếu về chất lượng lại càng khan hiếm trong những năm gần đây.
Trong vài năm trở lại đây, số lượng các hợp đồng trong lĩnh vực điện tử – máy tính đổ về Việt Nam nhiều hơn, một phần do những biến động trên thị trường thế giới. Các nhà đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia khác như Việt Nam, Philippines, Myanmar… Thêm vào đó, “ngày càng có nhiều công ty mới được mở tại Việt Nam (phần lớn là các công ty của Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc với quy mô vừa và nhỏ) khiến việc cạnh tranh trong tuyển dụng càng khốc liệt”. Yasukura Hiroaki, Tổng giám đốc Công ty Iconic sở hữu trang web chuyên tuyển dụng nhân lực cho thị trường Nhật Bản, cho biết.
Nguồn nhân lực liên quan đến lĩnh vực Điện tử và Máy tính ở Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng. Bên cạnh đó là nguy cơ giảm nguồn cung và chất lượng đầu vào lao động. Nhận định được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) đưa ra trong buổi Hội thảo đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2020 – 2025, diễn ra tại TPHCM mới đây.
Ngành Kỹ thuật máy tính là một ngành đào tạo có tính liên ngành giữa Điện tử viễn thông (ĐTVT) và Công nghệ thông tin. Kỹ sư ngành Điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực liên quan đến máy tính, từ thiết kế các hệ thống vi tính đơn lẻ, máy tính cá nhân và các máy tính lớn, cho đến thiết kế vi mạch tích hợp, thiết kế, xây dựng và lập trình các hệ thống nhúng, tích hợp các hệ máy tính trong nhiều ứng dụng điện và điện tử khác nhau.
Đa số các sinh viên tốt nghiệp đại học và cao học do nhà trường đào tạo trong lĩnh vực Điện tử viễn thông và Kỹ thuật máy tính đều tìm được việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các công ty có hoạt động liên quan đến CNTT, Điện tử – Viễn thông, các Đài phát thanh truyền hình, và các viện nghiên cứu có lĩnh vực nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Ngành Kỹ thuật Điện tử – viễn thông và Kỹ thuật máy tính vẫn còn là “miền đất hứa” cho những bạn yêu thích khám phá khoa học công nghệ, say mê cái mới,… và có mức lương đáng mơ ước cùng cơ hội thăng tiến sự nghiệp.
Nếu bạn yêu thích ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử – viễn thông hay ngành Công nghệ Kỹ thuật máy tính, bạn có thể tham khảo thông tin về tuyển sinh và đào tạo của Khoa Điện tử – Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật công nghiệp. Với đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ các trường đại học tiên tiến của Việt Nam và trong khu vực cùng với cơ sở vật chất hiện đại, hệ thống xưởng thực hành theo tiêu chuẩn 5S, Khoa Điện tử – UNETI tự tin sẽ đào tạo được các kỹ sư với nền tảng lý thuyết vững vàng, khả năng thực hành tốt cùng với các kiến thức xã hội không thể thiếu.
Thông tin tuyển sinh: https://tuyensinh.uneti.edu.vn/dai-hoc-chinh-quy/thong-bao-tuyen-sinh-dai-hoc-chinh-quy-nam-2021-227.html
Fanpage Khoa Điện tử: https://www.facebook.com/KhoaDientu.UNETI
Tin bài: Khoa Điện Tử
Tin tức liên quan
- Khoa Ngoại ngữ tổ chức thành công Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027
- Đại hội Chi bộ Khoa dệt May và Thời trang nhiệm kỳ 2025 – 2027.
- Đại hội Chi bộ Phòng Hành chính quản trị nhiệm kỳ 2025 – 2027
- Đại hội Chi bộ Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên nhiệm kỳ 2025 – 2027.
- Đại hội Chi bộ Phòng Thanh Tra – Pháp chế
- Đại Hội Chi bộ Phòng Tổ chức Cán bộ: Tầm nhìn và định hướng mới Nhiệm...
- Đại hội chi bộ Trung tâm Quản lý Xây dựng và Dịch vụ nhiệm kỳ 2022-2025
- Đại hội Chi bộ Phòng Đào tạo nhiệm kỳ 2025 – 2027.